Ngày 10/10, Ban Chỉ đạo (BCĐ) quốc gia phòng, chống dịch bệnh tả lợn châu Phi (DTLCP) đã tổ chức họp đánh giá tình hình và triển khai các giải pháp phòng, chống bệnh DTLCP. Tham dự có các thành viên BCĐ, lãnh đạo các huyện, thành phố và một số chủ trang trại, doanh nghiệp chăn nuôi lợn trên địa bàn. Đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị.
Số kí hiệu | Tiếp tục tăng cường công tác lãnh, chỉ đạo phòng, |
Ngày ban hành | 10/10/2019 |
Ngày bắt đầu hiệu lực | |
Ngày hết hiệu lực | |
Thể loại | Tập huấn trợ giúp xã hội đối với bệnh nhân lao phổi |
Lĩnh vực |
Tin tức & Sự kiện |
Cơ quan ban hành | Bộ y tế |
Người ký | TTYT Huyện Đà Bắc |
Đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Dũng phát biểu kết luận hội nghị.
Tổng đàn lợn từ đầu năm đến nay giảm mạnh do thị trường tiêu thụ không ổn định và tình hình bệnh DTLCP xảy ra khó kiểm soát. Toàn tỉnh hiện còn khoảng 341.000 con, giảm 21,49% so với cùng kỳ. DTLCP đã xảy ra tại 60/128 xã. Thiệt hại do bệnh DTLCP trên địa bàn ước 30 tỷ đồng. Trong đó, kinh phí hỗ trợ người chăn nuôi có lợn bị tiêu huỷ khoảng 17 tỷ đồng. Bệnh DTLCP hiện có xu hướng giảm, chỉ xuất hiện 9 xã mắc mới trong tháng 8, 9. Có 2 huyện được đưa ra khỏi danh sách bị DTLCP là Kim Bôi và Kỳ Sơn.
Theo đánh giá của tỉnh, đa số hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, chưa chú trọng đến các biện pháp phòng dịch cho đàn vật nuôi; nhận thức của một bộ phận người dân về công tác phòng, chống dịch bệnh còn lơ là, chủ quan; tình hình dịch bệnh gia súc, gia cầm cả nước vẫn phức tạp; lực lượng cán bộ chuyên môn các Trạm Chăn nuôi và Thú y ít, không đáp ứng được yêu cầu thực tiễn; chính quyền một số địa phương một số nơi còn chưa thực sự quan tâm đến công tác phòng, chống dịch bệnh; công tác kiểm soát giết mổ chưa triệt để; đợt dịch từ đầu tháng 5 đến nay chưa có địa phương nào hỗ trợ cho người chăn nuôi có lợn bị tiêu huỷ.
Đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Dũng đề nghị các sở, ngành thành viên BCĐ, các huyện, thành phố tiếp tục tăng cường công tác lãnh, chỉ đạo phòng, chống DTLCP và các dịch bệnh trong chăn nuôi. Để khắc phục những tồn tại, Sở NN&PTNT nghiên cứu, có văn bản hướng dẫn các địa phương thực hiện đổi mới về phương thức phòng, chống dịch bệnh. Công tác tuyên truyền nâng cao ý thức, trách nhiệm của người sản xuất, người tiêu dùng thực phẩm cần đẩy mạnh hơn. Trong thời gian tới, công tác chăn nuôi gia súc, gia cầm thực hiện theo hướng từng bước phát triển chăn nuôi tập trung, đảm bảo an toàn sinh học và an toàn dịch bệnh. Quản lý chặt và xử lý nghiêm các trường hợp kinh doanh, buôn bán con giống, thuốc thú y giả, kém chất lượng trôi nổi trên thị trường. Đối với vấn đề kiểm soát giết mổ nhỏ, lẻ phải làm chặt chẽ và tận gốc để hạn chế sự lây lan dịch bệnh, đảm bảo VSATTP. Các cấp, ngành thực hiện chỉ đạo, hướng dẫn người chăn nuôi tái đàn theo quy trình...