Cảnh báo ngộ độc rượu trong dịp nghỉ lễ
- Thứ hai - 28/04/2025 05:13
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Dịp nghỉ lễ dài ngày, việc sum họp gia đình, tụ tập bạn bè sẽ không tránh được việc uống bia, rượu. Ngành Y tế khuyến cáo người dân nên lựa chọn loại rượu có nguồn gốc rõ ràng, tránh rượu trôi nổi để không bị ngộ độc rượu methanol.

Uống rượu không rõ nguồn gốc có thể gây ngộ độc rượu và nguy hiểm đến tính mạng.
Rượu được con người sử dụng từ rất lâu đời, song nếu sử dụng thái quá, không đúng cách sẽ gây tổn thương trực tiếp đến sức khỏe, thậm trí gây tử vong, đồng thời làm tăng tính bệ rạc, hành vi thấp hèn, gây ra những hậu quả tai hại cho xã hội. Rượu là một trong 25 nguy cơ đe dọa đến tính mạng con người, Rượu là nguyên nhân của 33% các vụ hiếp dâm, xúc phạm phụ nữ, 31% các vụ đánh nhau và 18% số vụ tai nạn giao thông là do rượu. Ngoài ra rượu còn là nguy cơ gây thoái hóa gan, xơ gan, ung thư gan và loạn thần.
Ngộ độc rượu (say rượu) là hậu quả nhiễm độc nhất thời khi uống rượu vượt quá mức chấp nhận của cơ thể, dẫn đến các biểu hiện bất thường của hệ thần kinh và các hành vi không bình thường khác. Ngộ độc rượu biểu hiện ở các mức độ khác nhau, từ nhẹ (không kiềm chế cảm xúc, dễ tức giận, nổi nóng, đi đứng xiêu vẹo) đến nặng (nôn nhiều, vã mồ hôi, hôn mê, mạch nhanh, thở nông, hạ huyết áp, có thể tử vong nếu không được cấp cứu).
Ngộ độc rượu thông thường có 2 loại ngộ độc rượu do Ethanol, ngộ độc do Methanol, ngoài ra có ngộ độc rượu ngâm.
1. Nguyên nhân do uống quá nhiều rượu (do Ethanol) hoặc uống rượu pha chế từ cồn công nghiệp (do Methanol), do sử dụng rượu không có nguồn gốc, xuất xứ, do uống phải rượu giả, rượu có chứa methanol (do một số cơ sở mua cồn công nghiệp pha chế thành rượu), hoặc uống rượu ngâm với thảo mộc (lá, rễ, hạt cây) có độc, rượu ngâm động vật (mật, phủ tạng, bộ phận khác) có chứa độc tố…
Rượu khi bị lạm dụng kéo dài sẽ gây ra nhiều tác hại nghiêm trọng: Não (tế bào bị tổn thương vĩnh viễn, mất trí nhớ, hay nhầm lẫn); tim mạch (cao huyết áp, xơ vữa mạch, loạn nhịp tim, nhồi máu cơ tim); gan (sưng, viêm, xơ gan); dạ dày (viêm loét niêm mạc); tụy (viêm cấp tính); ruột (viêm, gây tiêu chảy). Phụ nữ mang thai uống nhiều rượu có thể gây bệnh thần kinh hay dị tật cho thai nhi.
2. Triệu chứng ngộ độc rượu do Methanol
- Trường hợp nhẹ: Say say, chóng mặt, buồn nôn, nôn mửa, nhức đầu…
- Trường hợp nặng: Gây Sốc. Rối loạn tiêu hóa, nôn mửa, có thể nôn ra máu. Rối loạn thần kinh (giẫy dụa, lẫn lộn, co giật, cuối cùng là hôn mê, co cứng toàn thân). Ở mắt gây tổn thương võng mạc, dẫn đến mù lòa. Gây phù phổi cấp, khó thở, nặng hơn có thể tử vong.
3. Triệu chứng ngộ độc rượu do Ethanol
- Ngộ độc cấp tính: Nói líu nhíu, lảo đảo, khó khăn trong vận động, buồn nôn, nôn, đau bụng, lơ mơ, nhìn mờ, lờ đờ hoặc nhìn đôi, có khi co giật, mất ý thức, hạ huyết áp, hạ thân nhiệt, thở nông, mạch chậm, cuối cùng liệt hô hấp, trụy tim mạch…
- Ngộ độc mạn tính: Sút cân, chán ăn, ỉa chảy do tổn thương gan, ruột, da tái do thiêu mãu, thoái hóa gan, xơ gan, có thể gây ung thư gan, mất trí nhớ, run, rối loạn thần kinh.
4. Xử trí ban đầu
Khi thấy người thân, bạn bè say nhẹ cần tìm cách để nạn nhân nôn hết (nếu có thể). Đồng thời, cho nạn nhân uống một cốc sữa nóng hoặc trà đặc, cởi khuy áo cổ, tháo thắt lưng và đặt nằm nơi thoáng mát (tránh gió lùa) càng lâu càng tốt. Tư thế nằm úp xuống giường, hai tay xuôi ra sau, mặt nghiêng về bên trái (tránh bị sặc). Khi ngộ độc rượu, mọi người không cố gắng để làm cho nạn nhân nôn mửa (người đã bị ngộ độc rượu đã bị giảm phản xạ) có thể làm sặc chất nôn của chính họ hoặc vô tình hít chất nôn vào phổi, gây tử vong. Đặc biệt, tránh để nạn nhân uống rượu say rồi đi ngủ (vì một số trường hợp có thể bị hôn mê trong khi ngủ). Tuyệt đối không nên để họ ngủ li bì suốt ngày hoặc suốt đêm. Sau vài tiếng, người nhà nên gọi họ dậy, cho uống sữa hoặc ăn cháo. Cần đến cơ sở y tế để được theo dõi.
Nếu có biểu hiện nặng cần đưa đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được xử trí, cấp cứu kịp thời.
5. Dự phòng ngộ độc rượu
- Không uống quá nhiều rượu (Đối với rượu từ 300 trở lên không uống quá 30ml/người/ngày).
- Không pha rượu từ cồn công nghiệp để uống.
- Không uống cồn công nghiệp và rượu có hàm lượng Methanol >0,05%.
- Không uống rượu khi: Không rõ nguồn gốc, xuất xứ, khi đang đói, mệt, căng thẳng, khi đang ốm hoặc đang điều trị bệnh. Không uống rượu khi không có giấy chứng nhận lưu hành của cơ quan chức năng có thẩm quyền. Không uống rượu pha chế, rượu ngâm với lá, rễ cây độc, phủ tạng động vật có độc tính, mật cá, hay những rượu ngâm theo kinh nghiệm.
- Khi uống rượu cần kết hợp ăn thức ăn và cơm.
- Cấm trẻ em dưới 16 tuổi uống rượu, bia, cấm người chưa thành niên (dưới 18 tuổi) uống rượu hoặc các loại nước uống có nồng độ cồn từ 14 độ trở lên.
* Giải rượu đúng cách
Hiện nay có nhiều sai lầm trong cách giải rượu.
Việc cho người say rượu uống nước chanh, các đồ uống chua nhưng nếu người say vẫn còn một lượng rượu trong người thì sự kết hợp này dễ gây nôn thêm, tổn thương dạ dày do có acid.
Do đó, để giải rượu cho người say nên cho họ uống các đồ uống có đường, muối như nước đường, mật ong, nước canh…
Khi người say còn tỉnh táo, có thể gây nôn cho họ. Nhưng nếu với người không còn tỉnh, việc gây nên sẽ rất nguy hiểm vì người say sẽ bị sặc dẫn tới chất nôn tràn vào phổi gây ra viêm phổi.
Người dân không nên cố săn loại thuốc có tác dụng bổ gan, giải độc rượu bởi không có một loại thuốc giải độc nào chứng minh rõ ràng được tác dụng chống say rượu. Các loại thuốc này chỉ hỗ trợ một phần, bù lại một số chất vitamin, muối, đường, không thể làm thay đổi hẳn việc đang hôn mê, ức chế thần kinh do ngộ độc rượu khi uống vào tỉnh trở lại.
Người dân không nên uống thêm vitamin B1, B6, acid folic… để làm giảm đau đầu sau say rượu bia bởi rất có hại cho gan. Một số loại thuốc giảm đau... cũng sẽ kích ứng niêm mạc dạ dày, gây chảy máu đường tiêu hóa, quá tải cho gan.
Ngộ độc rượu (say rượu) là hậu quả nhiễm độc nhất thời khi uống rượu vượt quá mức chấp nhận của cơ thể, dẫn đến các biểu hiện bất thường của hệ thần kinh và các hành vi không bình thường khác. Ngộ độc rượu biểu hiện ở các mức độ khác nhau, từ nhẹ (không kiềm chế cảm xúc, dễ tức giận, nổi nóng, đi đứng xiêu vẹo) đến nặng (nôn nhiều, vã mồ hôi, hôn mê, mạch nhanh, thở nông, hạ huyết áp, có thể tử vong nếu không được cấp cứu).
Ngộ độc rượu thông thường có 2 loại ngộ độc rượu do Ethanol, ngộ độc do Methanol, ngoài ra có ngộ độc rượu ngâm.
1. Nguyên nhân do uống quá nhiều rượu (do Ethanol) hoặc uống rượu pha chế từ cồn công nghiệp (do Methanol), do sử dụng rượu không có nguồn gốc, xuất xứ, do uống phải rượu giả, rượu có chứa methanol (do một số cơ sở mua cồn công nghiệp pha chế thành rượu), hoặc uống rượu ngâm với thảo mộc (lá, rễ, hạt cây) có độc, rượu ngâm động vật (mật, phủ tạng, bộ phận khác) có chứa độc tố…
Rượu khi bị lạm dụng kéo dài sẽ gây ra nhiều tác hại nghiêm trọng: Não (tế bào bị tổn thương vĩnh viễn, mất trí nhớ, hay nhầm lẫn); tim mạch (cao huyết áp, xơ vữa mạch, loạn nhịp tim, nhồi máu cơ tim); gan (sưng, viêm, xơ gan); dạ dày (viêm loét niêm mạc); tụy (viêm cấp tính); ruột (viêm, gây tiêu chảy). Phụ nữ mang thai uống nhiều rượu có thể gây bệnh thần kinh hay dị tật cho thai nhi.
2. Triệu chứng ngộ độc rượu do Methanol
- Trường hợp nhẹ: Say say, chóng mặt, buồn nôn, nôn mửa, nhức đầu…
- Trường hợp nặng: Gây Sốc. Rối loạn tiêu hóa, nôn mửa, có thể nôn ra máu. Rối loạn thần kinh (giẫy dụa, lẫn lộn, co giật, cuối cùng là hôn mê, co cứng toàn thân). Ở mắt gây tổn thương võng mạc, dẫn đến mù lòa. Gây phù phổi cấp, khó thở, nặng hơn có thể tử vong.
3. Triệu chứng ngộ độc rượu do Ethanol
- Ngộ độc cấp tính: Nói líu nhíu, lảo đảo, khó khăn trong vận động, buồn nôn, nôn, đau bụng, lơ mơ, nhìn mờ, lờ đờ hoặc nhìn đôi, có khi co giật, mất ý thức, hạ huyết áp, hạ thân nhiệt, thở nông, mạch chậm, cuối cùng liệt hô hấp, trụy tim mạch…
- Ngộ độc mạn tính: Sút cân, chán ăn, ỉa chảy do tổn thương gan, ruột, da tái do thiêu mãu, thoái hóa gan, xơ gan, có thể gây ung thư gan, mất trí nhớ, run, rối loạn thần kinh.
4. Xử trí ban đầu
Khi thấy người thân, bạn bè say nhẹ cần tìm cách để nạn nhân nôn hết (nếu có thể). Đồng thời, cho nạn nhân uống một cốc sữa nóng hoặc trà đặc, cởi khuy áo cổ, tháo thắt lưng và đặt nằm nơi thoáng mát (tránh gió lùa) càng lâu càng tốt. Tư thế nằm úp xuống giường, hai tay xuôi ra sau, mặt nghiêng về bên trái (tránh bị sặc). Khi ngộ độc rượu, mọi người không cố gắng để làm cho nạn nhân nôn mửa (người đã bị ngộ độc rượu đã bị giảm phản xạ) có thể làm sặc chất nôn của chính họ hoặc vô tình hít chất nôn vào phổi, gây tử vong. Đặc biệt, tránh để nạn nhân uống rượu say rồi đi ngủ (vì một số trường hợp có thể bị hôn mê trong khi ngủ). Tuyệt đối không nên để họ ngủ li bì suốt ngày hoặc suốt đêm. Sau vài tiếng, người nhà nên gọi họ dậy, cho uống sữa hoặc ăn cháo. Cần đến cơ sở y tế để được theo dõi.
Nếu có biểu hiện nặng cần đưa đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được xử trí, cấp cứu kịp thời.
5. Dự phòng ngộ độc rượu
- Không uống quá nhiều rượu (Đối với rượu từ 300 trở lên không uống quá 30ml/người/ngày).
- Không pha rượu từ cồn công nghiệp để uống.
- Không uống cồn công nghiệp và rượu có hàm lượng Methanol >0,05%.
- Không uống rượu khi: Không rõ nguồn gốc, xuất xứ, khi đang đói, mệt, căng thẳng, khi đang ốm hoặc đang điều trị bệnh. Không uống rượu khi không có giấy chứng nhận lưu hành của cơ quan chức năng có thẩm quyền. Không uống rượu pha chế, rượu ngâm với lá, rễ cây độc, phủ tạng động vật có độc tính, mật cá, hay những rượu ngâm theo kinh nghiệm.
- Khi uống rượu cần kết hợp ăn thức ăn và cơm.
- Cấm trẻ em dưới 16 tuổi uống rượu, bia, cấm người chưa thành niên (dưới 18 tuổi) uống rượu hoặc các loại nước uống có nồng độ cồn từ 14 độ trở lên.
* Giải rượu đúng cách
Hiện nay có nhiều sai lầm trong cách giải rượu.
Việc cho người say rượu uống nước chanh, các đồ uống chua nhưng nếu người say vẫn còn một lượng rượu trong người thì sự kết hợp này dễ gây nôn thêm, tổn thương dạ dày do có acid.
Do đó, để giải rượu cho người say nên cho họ uống các đồ uống có đường, muối như nước đường, mật ong, nước canh…
Khi người say còn tỉnh táo, có thể gây nôn cho họ. Nhưng nếu với người không còn tỉnh, việc gây nên sẽ rất nguy hiểm vì người say sẽ bị sặc dẫn tới chất nôn tràn vào phổi gây ra viêm phổi.
Người dân không nên cố săn loại thuốc có tác dụng bổ gan, giải độc rượu bởi không có một loại thuốc giải độc nào chứng minh rõ ràng được tác dụng chống say rượu. Các loại thuốc này chỉ hỗ trợ một phần, bù lại một số chất vitamin, muối, đường, không thể làm thay đổi hẳn việc đang hôn mê, ức chế thần kinh do ngộ độc rượu khi uống vào tỉnh trở lại.
Người dân không nên uống thêm vitamin B1, B6, acid folic… để làm giảm đau đầu sau say rượu bia bởi rất có hại cho gan. Một số loại thuốc giảm đau... cũng sẽ kích ứng niêm mạc dạ dày, gây chảy máu đường tiêu hóa, quá tải cho gan.
Nguồn tin: Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Hòa Bình