Tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh Tay chân miệng

Thứ tư - 21/06/2023 04:55
Phòng chống dịch bệnh Tay chân miệng
Phòng chống dịch bệnh Tay chân miệng

Bộ Y tế yêu cầu tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh tay chân miệng

Bộ Y tế cho biết, theo hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm, từ đầu năm 2023 đến nay cả nước ghi nhận 8.995 trường hợp mắc tay chân miệng, trong đó đã có 03 trường hợp tử vong. Số mắc tay chân miệng có xu hướng tăng nhanh trong các tuần gần đây.
Bệnh tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm thường gặp ở trẻ 3-5 tuổi, tiềm ẩn rủi ro biến chứng.



Bệnh tay chân miệng là gì?
Theo quyết định số 1732/QĐ-BYT, bệnh tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm lây từ người sang người, dễ gây thành dịch do virus đường ruột gây ra. Hai nhóm tác nhân gây bệnh thường gặp là Coxsackie virus A16 và Enterovirus 71 (EV71).
Giai đoạn ủ bệnh của tay chân miệng kéo dài từ 3 đến 7 ngày, có thể lên đến 10 ngày. Bệnh lây lan rất nhanh thông qua đường miệng, qua các chất tiết từ mũi, miệng, phân hay nước bọt của trẻ bệnh.

* Nguyên nhân gây bệnh tay chân miệng

Bệnh tay chân miệng là bệnh nhiễm virus đường ruột nhưng bệnh biểu hiện chủ yếu ở tay, chân và miệng. Gây bệnh tay chân miệng do hai loại virus đường ruột chính là Coxsackievirus A16 và Enterovirus 71, trong đó Enterovirus 71 gây bệnh rất nặng, lây lan nhanh và có nhiều biến chứng nguy hiểm.
Hiện nay, khí hậu đang chuyển mùa, thời tiết ẩm ướt là điều kiện thuận lợi cho virus Coxsackievirus A16 và Enterovirus 71 phát triển mạnh. Vì vậy, vào thời điểm này bệnh tay chân miệng ở trẻ em có nguy cơ gia tăng, có thể bùng phát thành dịch nếu không kịp thời phòng chống. Đặc biệt, bệnh dễ lây cho trẻ liên quan đến hành vi vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường không đảm bảo.

Biểu hiện chính là tổn thương da, niêm mạc dưới dạng phỏng nước ở các vị trí đặc biệt như niêm mạc miệng, lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông, gối. Bệnh có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm não - màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp.
* Sự lây lan của bệnh tay chân miệng
Virus Coxsackie có khả năng lây lan rất nhanh qua đường miệng bởi các chất tiết từ mũi, miệng có nhiễm virus, các nốt ban, phỏng trên da (lòng bàn tay, bàn chân, miệng…) nhất là khi các nốt phỏng vỡ ra và đặc biệt là phân của trẻ bệnh tay chân miệng.
Khi trẻ lành tiếp xúc trực tiếp với trẻ bệnh rất dễ bị nhiễm bệnh do hít phải nước bọt của trẻ bệnh bắn ra trong lúc nói chuyện, ho, cười hoặc hắt hơi. Trẻ lành cầm nắm đồ chơi hay chạm vào sàn nhà có dính nước bọt, chất tiết mũi họng của trẻ bệnh hoặc trẻ sử dụng khăn mặt, quần áo, tã lót chung với trẻ bệnh sẽ bị lây bệnh tay chân miệng.
Bên cạnh đó, bệnh còn lây qua tay của người chăm sóc vì những người này đã hoặc đang chăm sóc trẻ bệnh tay chân miệng.
* Cần phân biệt với các bệnh khác
Trẻ thường bị sốt nhẹ, chán ăn, mệt mỏi (quấy khóc nhiều, ít ngủ hoặc khó ngủ), đau họng (thể hiện quấy khóc, không ăn hoặc lười ăn), ho, xuất hiện nhiều nốt ban đỏ trên da nhất là lòng bàn tay, bàn chân hoặc loét miệng… Đây là dấu hiệu đặc trưng thường gặp khi trẻ bị tay chân miệng.
Hiện tượng này sau khoảng 1-2 ngày khi phát bệnh, trẻ sẽ có những nốt hồng ban đường kính vài mm nổi trên nền da bình thường, sau đó trở thành bọng nước (phỏng nước). Ban đỏ này xuất hiện nhiều ở ngón tay, lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông. Những nốt ban này có kích thước từ 2-5mm ở giữa có màu xám sẫm và với dạng hình bầu dục. Các nốt ban trên da thường không đau, không ngứa và có thể kéo dài tới 10 ngày.
Đặc biệt, khi các ban đỏ xuất hiện ở niêm mạc miệng sẽ gây loét miệng. Những vết loét thường có đường kính từ 4-8mm và ở trong niêm mạc miệng, xung quanh lưỡi, trên lưỡi và vòm miệng của trẻ khiến bé gặp khó khăn khi nuốt (ăn, uống, nuốt nước bọt).
Cần chú ý là các triệu chứng này rất dễ nhầm với bệnh nhiệt miệng. Vì vậy, các bậc phụ huynh cũng như người chăm sóc trẻ cần hết sức lưu ý khi trẻ có các biểu hiện từ sốt, ho, quấy khóc, nổi ban, hoặc bọng nước cần đưa trẻ tới cơ sở y tế để được chẩn đoán chính xác bệnh và xử trí kịp thời tránh để biến chứng xảy ra.
*  Những biến chứng của bệnh tay chân miệng
Những biến chứng của bệnh tay chân miệng rất đa dạng và nhiều cơ quan khác nhau như biến chứng thần kinh, tim mạch, hô hấp thường xuất hiện sớm khoảng từ ngày thứ hai đến ngày thứ năm của bệnh (trong giai đoạn toàn phát).
Đặc biệt bệnh tay chân miệng có thể gây biến chứng đặc biệt nguy hiểm như viêm não - viêm màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp, nguy cơ dẫn đến tử vong nếu không được phát hiện sớm và xử trí kịp thời.
Phòng ngừa cho trẻ trong mùa cao điểm 2023
1. Đảm bảo diệt khuẩn cho trẻ
Trong mùa dịch, việc rửa và sát khuẩn tay thường xuyên là cách đơn giản nhất để loại bỏ vi khuẩn và giúp ngăn chặn sự lây lan của bệnh. Cha mẹ hãy hướng dẫn con trẻ rửa tay đúng cách bằng cách sử dụng xà phòng diệt khuẩn và nước sạch trong ít nhất 20 giây.
Ngoài ra, sau khi đi vệ sinh và tiếp xúc với động vật, hãy chuẩn bị sẵn nước rửa tay diệt khuẩn và nhắc nhở bé sử dụng thường xuyên.
Bên cạnh đó, đeo khẩu trang khi đi đến những không gian công cộng, như trường học, bệnh viện, siêu thị... cũng là một cách hiệu quả để bảo vệ con trẻ trước sự lây lan của bệnh.
Ngoài ra, hãy nhớ hướng dẫn bé sử dụng (tháo, mở) khẩu trang đúng cách để tránh vô tình tiếp xúc với rủi ro sức khỏe. 
Tập thói quen không đưa tay lên mũi, miệng, mắt, bởi vì đây là những khu vực dễ bị xâm nhập bởi vi khuẩn.
Ngoài ra, chuẩn bị khăn giấy riêng cho trẻ mang theo cũng phần nào hạn chế rủi ro lây nhiễm hoặc vô tình chạm phải các nguồn lây nhiễm.
2. Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ, tăng sức đề kháng
Chế độ ăn uống đúng cách và đầy đủ dinh dưỡng là một cách hiệu quả để tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ em. Hãy bao gồm nhiều rau củ, trái cây và thực phẩm giàu protein trong chế độ ăn uống của con trẻ.
Vitamin C và vitamin E cũng là các chất dinh dưỡng quan trọng có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch. Con trẻ cần được cung cấp đầy đủ các loại thực phẩm và chất dinh dưỡng như:
- Các loại rau xanh như cải ngọt, cải bó xôi, cải xoăn, rau muống, bông cải xanh, cà chua, cà rốt, khoai tây, bí đỏ…
- Trái cây: cam, bưởi, dưa hấu, táo, lê, kiwi, dâu tây, việt quất, chanh leo…
- Thực phẩm giàu protein như thịt gà, cá hồi, hạt chia, đậu nành, thịt heo...
3. Tích cực diệt khuẩn khu vực con trẻ sinh hoạt mỗi ngày
Để giảm thiểu sự lây lan của bệnh tay chân miệng, cha mẹ cần giữ không gian sống (sàn nhà, mặt bàn bếp, tay nắm cửa, mặt bàn…) luôn được sạch sẽ, khô ráo và khử khuẩn thường xuyên.

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Tin tức mới

Số: 187/CV-TTYT

Đẩy nhanh tiến độ thực hiện Hồ sơ bệnh án điện tử

Thời gian đăng: 10/10/2019

Cách chặn 5 bệnh hô hấp dễ mắc

Cách chặn 5 bệnh hô hấp dễ mắc

Thời gian đăng: 10/10/2019

Tiếp tục tăng cường công tác lãnh, chỉ đạo phòng,

Tiếp tục tăng cường công tác lãnh, chỉ đạo phòng, chống dịch tả lợn châu Phi

Thời gian đăng: 10/10/2019

Văn bản mới

164/TTYT-KD

Yêu cầu báo giá mua Trang thiết bị y tế

Thời gian đăng: 11/02/2025

lượt xem: 24 | lượt tải:12

04/TB-TTYT

Thông báo xếp cấp chuyên môn kỹ thuật của TTYT huyện Đà Bắc

Thời gian đăng: 20/01/2025

lượt xem: 46 | lượt tải:22

07/TB-SYT

Thông báo kết quả xếp cấp chuyên môn kỹ thuật đối với các bệnh viện/TTYT và bệnh viện tư nhân trên địa bàn tỉnh Hòa Bình

Thời gian đăng: 10/01/2025

lượt xem: 72 | lượt tải:45

1876/TB-TTYT

Thông báo áp giá DVKT mới

Thời gian đăng: 24/12/2024

lượt xem: 88 | lượt tải:36

1733/TTYT-KD

YÊU CẦU BÁO GIÁ

Thời gian đăng: 21/11/2024

lượt xem: 94 | lượt tải:37

1705/TTYT-KD

YÊU CẦU BÁO GIÁ

Thời gian đăng: 13/11/2024

lượt xem: 284 | lượt tải:57

2191/QĐ-SYT

Quyết định xếp cấp chuyển môn kỹ thuật

Thời gian đăng: 10/01/2025

lượt xem: 81 | lượt tải:28

1653/BC-TTYT

Báo cáo tự kiểm tra chất lượng bệnh viện 9 tháng đầu năm 2024

Thời gian đăng: 05/11/2024

lượt xem: 153 | lượt tải:67

1643/TTYT-KD

YÊU CẦU BÁO GIÁ

Thời gian đăng: 02/11/2024

lượt xem: 146 | lượt tải:41

1579/TTYT-KD

Yên cầu báo giá

Thời gian đăng: 23/10/2024

lượt xem: 163 | lượt tải:60
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây