THÔNG ĐIỆP TRUYỀN THÔNG PHÒNG, CHỐNG BỆNH TAY CHÂN MIỆNG
Thứ sáu - 16/05/2025 03:30
Bệnh tay chân miệng là một bệnh lý dễ lây lan nhất là trong giai đoạn chuyển mùa. Đối tượng thường dễ mắc bệnh là trẻ em vì sức đề kháng của trẻ khá yếu. Cha mẹ cần hiểu biết đúng về bệnh để có thể ứng phó kịp thời, kiểm soát dịch bệnh một cách tốt nhất.
Bệnh tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm được lây từ người sang người dẫn đến dịch tay chân miệng do virus đường ruột gây ra. Biểu hiện đặc trưng của bệnh đó là khiến vùng da bị tổn thương, vùng niêm mạc tồn tại dưới dạng phỏng nước tập trung chủ yếu tại miệng, lòng bàn tay, bàn chân.
Đường lây nhiễm chính của tay chân miệng qua hệ tiêu hóa từ tuyến nước bọt hay phân của trẻ nhiễm bệnh. Vì vậy, những nơi có nguy cơ lây nhiễm cao và phát triển thành ổ dịch như là mẫu giáo, nhà trẻ,...
Tay chân miệng có thể xảy ra quanh năm nhưng tăng cao từ tháng 3 đến tháng 5, từ tháng 9 đến tháng 12
Cách phòng bệnh
1. Thực hiện tốt “3 sạch” gồm:
- Ăn uống sạch: Thực hiện ăn chín, uống chín, sử dụng nước sạch trong sinh hoạt hàng ngày, đảm bảo vật dụng ăn uống sạch sẽ và không cho trẻ dùng chung khăn ăn, khăn tay, vật dụng ăn uống như cốc, bát, đĩa, thìa.
- Ở sạch: Virút có thể tồn tại ở bề mặt đồ vật trong không gian sống. Vì vậy, cần thường xuyên lau sạch các bề mặt, dụng cụ tiếp xúc hàng ngày như đồ chơi, dụng cụ học tập, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, mặt bàn/ghế, sàn nhà bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường.
- Bàn tay sạch: Trẻ và người chăm sóc trẻ cần thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch, đặc biệt trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn/cho trẻ ăn, trước khi bế ẵm trẻ, sau khi đi vệ sinh, sau khi thay tã và làm vệ sinh cho trẻ.
2. Thu gom, xử lý phân và chất thải của trẻ.
Nên làm gì khi trẻ bị mắc bệnh?
3. Khi thấy trẻ sốt và xuẩt hiện nốt phỏng ở lòng bàn tay, lòng bàn chân hoặc niêm mạc miệng, cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế.
4. Khi trẻ bị bệnh phải cho trẻ nghỉ học, hạn chế tiếp xúc với trẻ khác.
5. Không làm vỡ các nốt phỏng để tránh nhiễm trùng và lây lan bệnh.
6. Hạn chế vận động, tăng cường dinh dưỡng, cho trẻ ăn thức ăn lỏng mềm như cháo, súp.
Nếu nghi ngờ mắc bệnh hãy liên hệ với cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn và điều trị kịp thời.
Video khuyến cáo phòng chống bệnh Tay - Chân - Miệng: https://www.youtube.com/watch?v=G_ozddfJ5Pw&list=PPSV&t=36s
QĐ về việc phê duyệt quy trình nội bộ thực hiện cơ chế 1 cửa trong giải quyết thủ tục hành chính lĩnh vực khám bệnh, chữa bệnh thuộc thẩm quyền quản lý của SYT tỉnh Hòa Bình