Khái niệm về rác thải nhựa
Rác thải nhựa là cụm từ dùng để chỉ chung những sản phẩm làm bằng nhựa đã qua sử dụng hoặc không dùng đến và bị đem vứt bỏ. Rác thải nhựa bao gồm: túi nhựa, chai nhựa, cốc nhựa, ống hút nhựa, đồ chơi cũ bằng nhựa… những sản phẩm này có đặc điểm là thời gian phân hủy lâu, có thể lên tới hàng trăm, hàng ngàn năm.
Rác thải nhựa dùng một lần
Rác thải nhựa dùng một lần là những sản phẩm được làm bằng nhựa, sản xuất ra với mục đích chỉ dùng 1 lần rồi vứt bỏ. Đó có thể là cốc nhựa, thìa nhựa, nĩa nhựa, hộp xốp… dùng 1 lần phục vụ quá trình sinh hoạt, sản xuất của con người.
Theo báo Môi trường & Đô thị đưa tin, trong tổng số các loại rác thải nhựa thải ra môi trường thì có hơn 50% là từ đồ nhựa dùng 1 lần và con số này đang không ngừng tăng lên mỗi ngày. Bởi đồ nhựa dùng 1 lần rất tiện ích với cuộc sống bận rộn vì tính nhanh, gọn, nhẹ và sau khi sử dụng chúng ta không cần mất công chùi rửa. Thế nhưng sự tiện lợi này đi kèm với nguy hại cực lớn cho môi trường và cả sức khỏe của chính chúng ta.
Tiện một phút hại nghìn năm, chúng ta cần nhận ra mối nguy hại và hãy bắt đầu thay đổi từ chính thói quen tiêu dùng của mình.
Ô nhiễm rác thải nhựa là gì?
- Khái niệm về ô nhiễm rác thải nhựa: Ô nhiễm rác thải nhựa (ô nhiễm chất dẻo) là hiện tượng tích tụ các đồ nhựa trong môi trường và gây ảnh hưởng xấu đến môi trường sống, sức khỏe con người và động vật.
- Khái niệm ô nhiễm trắng: Khái niệm “ô nhiễm trắng” có lẽ còn khá xa lạ với nhiều người, tuy nhiên đây là cụm từ được các nhà khoa học dùng để gọi tên loại ô nhiễm do túi nilon gây ra cho môi trường. Nếu sau khi sử dụng túi nilon, con người xử lý không đúng cách mà thải ra môi trường thì sẽ gây ra ô nhiễm trắng.
Tình trạng ô nhiễm do chất thải nhựa đang được quan tâm mạnh mẽ và nguồn gốc của vấn đề này xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Dưới đây, chúng ta sẽ xem xét ba nguyên nhân chính góp phần vào tình trạng này:
Hành vi sử dụng đồ nhựa một lần của người dân đã đẩy lượng rác thải lên một tầm cao chưa từng có. Mặc dù đồ nhựa như cốc, thìa, bát có tính tiện lợi và giá cả hợp lý, nhưng việc sử dụng không kiểm soát đã dẫn đến việc lãng phí tài nguyên.
Hơn nữa, nhiều người còn không quan tâm đến việc vứt rác một cách bừa bãi, không tuân thủ quy tắc. Hành động này đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự lan tỏa của rác thải ở khắp mọi nơi, gây khó khăn trong việc thu gom và xử lý.
Thêm vào đó, việc phân loại rác tại nguồn cũng đối mặt với nhiều khó khăn, do hầu hết người dân chưa nhận thức đúng mức. Hành vi vứt chất thải nhựa cùng với các loại rác khác làm cho quá trình phân loại và xử lý trở nên phức tạp.
Hệ thống này đang tồn tại nhiều hạn chế và thiếu tiến bộ, gây ra hiệu suất thấp. Hạ tầng xử lý tiếp nhận chất thải nhựa còn hạn chế, khiến khả năng tái chế thấp.
Sự thiếu hụt các biện pháp tái chế và xử lý rác thải gây lo ngại. Mỗi ngày, nước ta tạo ra khoảng 80.000 tấn rác nhựa, tuy nhiên chỉ có khoảng 20% được tái chế, phần còn lại thường bị đốt hoặc chôn lấp, tạo ra hậu quả tiêu cực cho tương lai.
Ngoài những nguyên nhân trên, sự thờ ơ từ phía chính quyền địa phương cũng góp phần vào tình trạng ô nhiễm chất thải nhựa. Thiếu tinh thần quan tâm và kiểm soát về việc sử dụng và xử lý chất thải nhựa đã tạo điều kiện cho tình trạng này.
* Tác hại, hậu quả của rác thải nhựa đến môi trường:
- Rác thải nhựa rất khó bị phân huỷ trong môi trường tự nhiên. Mỗi loại chất nhựa có số năm phân huỷ khác nhau với thời gian rất dài, hàng trăm năm có khi tới hàng nghìn năm.
Đơn cử theo thông tin từ báo Môi trường & Đô thị thì: chai nhựa phân hủy sau 450 năm–1000 năm; ống hút, nắp chai sẽ phân hủy sau 100 năm–500 năm; bàn chải đánh răng phân hủy sau 500 năm…
- Các loài động vật khi ăn phải rác thải nhựa có thể chết, dẫn đến nguy cơ tuyệt chủng, gây mất cân bằng sinh thái.
- Rác thải nhựa không được xử lý đúng cách sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến không khí và môi trường nước:
Khi đốt: rác thải nhựa sẽ sinh ra chất độc đi-ô-xin, furan gây ô nhiễm không khí, gây ngộ độc, ảnh hưởng đến tuyến nội tiết, làm giảm khả năng miễn dịch, gây ung thư…
Khi chôn lấp: rác thải nhựa sẽ làm cho đất không giữ được nước, dinh dưỡng và ngăn cản quá trình khí oxy đi qua đất, gây tác động xấu đến sự sinh trưởng của cây trồng. Hơn nữa, nó có thể làm ô nhiễm nguồn nước, gây ra cái chết của các vi sinh vật có lợi cho cây ở dưới lòng đất.
Rác thải nhựa gây ra tình trạng “ô nhiễm trắng” tại các điểm du lịch, ảnh hưởng đến không gian nghỉ ngơi và thư giãn của con người…
Có thể thấy, tác hại của rác thải nhựa vô cùng nghiêm trọng, ảnh hưởng sâu rộng đến tất cả các sinh vật trong hệ sinh thái của chúng ta. Vì vậy mỗi người cần nêu cao tinh thần trách nhiệm, tích cực tham gia, tổ chức các hoạt động chống rác thải nhựa bằng các sáng kiến và hành động cụ thể, thiết thực. Hãy thay đổi thói quen, nói không với các sản phẩm nhựa sử dụng một lần, túi nilon bằng việc sử dụng các loại sản phẩm thân thiện với môi trường trong mua sắm, sinh hoạt, làm việc, lao động thường ngày.
Biến đổi khí hậu và ô nhiễm chất thải nhựa đã trở thành một trong những vấn đề cấp bách hàng đầu mà các quốc gia trên khắp thế giới đang phải đối diện. Để giải quyết vấn đề chất thải nhựa, cần thực hiện một loạt giải pháp:
Cùng chung tay hành động ngay hôm nay để góp phần bảo vệ thiên nhiên, phục hồi hệ sinh thái, bảo vệ môi trường sống của chính chúng ta cũng như để lại một màu xanh bền vững cho thế hệ tương lai.
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn