Thống kê tại các bệnh viện cho biết ở Việt Nam, số ca bệnh nhân đột quỵ tăng từ 15% đến 20% vào mùa đông. Trong thời gian thời tiết chuyển lạnh từ tháng 11 đến tháng 1 hàng năm, số lượng bệnh nhân đột quỵ bao gồm nhồi máu não và xuất huyết não ở các địa phương chiếm từ 30-50% tổng số bệnh nhân đột quỵ của cả năm. Đặc biệt, khoảng 60-70% các bệnh nhân đột quỵ xảy ra vào nửa đêm và buổi sáng sớm, thời điểm nhiệt độ xuống thấp và lạnh hơn cả.
Nguyên nhân do: Vào mùa lạnh, phản ứng cơ thể tăng tiết hormone catecholamine dẫn đến tăng huyết áp. Theo đó, tăng nguy cơ đột quỵ não nói chung. Hơn nữa, sự thích ứng của cơ thể người cao tuổi nói riêng cũng như mạch máu người nói chung khá thấp, khi ra khỏi chăn ấm họ rất dễ bị cảm lạnh, cơ thể mất nhiệt gây co mạch, tăng huyết áp đột ngột, dẫn tới tăng nguy cơ tai biến mạch máu não,…
Bên cạnh đó, khi thời tiết lạnh, số lượng hồng cầu, tiểu cầu trong cơ thể có thể nhiều hơn và làm tăng nguy cơ tắc nghẽn mạch máu. Điều này đặc biệt phổ biến ở những người cao tuổi bị bệnh xơ vữa động mạch, mỡ máu cao. Vào mùa lạnh tần suất hoạt động thể chất của chúng ta gần như ít hơn bình thường. Bởi vậy, sự lười vận động và ăn uống không khoa học, dẫn đến tăng cân, tăng lượng mỡ máu, tăng huyết áp và đồng thời làm tăng nguy cơ tai biến mạch máu não mạch máu não hơn nữa.
Đột quỵ là bệnh cấp tính thường xảy ra đột ngột và để lại hậu quả nặng nề cho người bệnh. Tuy nhiên, đột quỵ hoàn toàn có thể chủ động phòng tránh, hạn chế được những di chứng nghiêm trọng.
Hiện nay trên địa bàn huyện Đà Bắc, số bệnh nhân bị đột quỵ mùa lạnh cũng đã gia tăng, đặc biệt đang chuẩn bị một đợt lạnh sâu sắp về. Khuyến nghị để phòng tránh đột quỵ trong mùa lạnh, chúng ta cần lưu ý trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày. Các biện pháp cụ thể như sau:
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn