PHÒNG CHỐNG BỆNH TAY - CHÂN - MIỆNG

Thứ hai - 27/05/2024 21:22
Bệnh tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm do siêu vi trùng đường ruột gây ra, bệnh thường gặp ở trẻ em dưới 3 tuổi và rất ít thấy ở trẻ trên 5 tuổi, bệnh rất nguy hiểm nếu không biết cách phát hiện sớm, phòng tránh và điều trị kịp thời.Nguy hiểm hơn là bệnh có thể để lại biến chứng gây nên viêm màng não, viêm cơ tim … có thể gây tử vong. Vì vậy các gia đình có trẻ nhỏ cần nắm chắc thông tin về căn bệnh này để biết cách phòng bệnh.
1. Nguyên nhân gây bệnh: Tác nhân gây bệnh chân tay miệng là do Vi rút Coxsakie gây nên.
2. Đường lây truyền:
Vi rút gây bệnh có khả năng lây lan rất nhanh qua đường miệng, trong những đợt dịch bệnh có thể lây rất nhanh từ trẻ này sang trẻ khác qua các chất tiết từ mũi, miệng, phân hay bọt nước của trẻ bệnh.
- Trẻ lành tiếp xúc trực tiếp với trẻ bệnh, bị nhiễm bệnh do nuốt phải nước bọt của trẻ bệnh văng ra trong lúc ho, hắt hơi.
- Do trẻ lành cầm nắm đồ chơi, sờ chạm vào sàn nhà bị dính nước bọt, chất tiết mũi họng của trẻ bệnh.
- Ngoài ra bệnh còn lây cho trẻ qua bàn tay của người chăm sóc trẻ.
Vi rút xâm nhập vào cơ thể qua niêm mạc miệng hay ruột vào hệ thống hạch bạch huyết và từ đó sẽ phát triển rất nhanh và gây ra các tổn thương ở da và niêm mạc.
3. Triệu chứng của bệnh:
- Trẻ mệt mỏi quấy khóc, biếng ăn, nôn ói nhiều, run chi đi loạng choạng, bé ngủ hay bị giật mình, có thể có sốt nhẹ hoặc sốt cao 38-39 độ C.
- Loét miệng: Là các bóng nước có đường kính 2 - 3 mm, thường khó thấy các bóng nước trên niêm mạc miệng vì nó vỡ rất nhanh tạo thành những vết loét, trẻ rất đau khi ăn, tăng tiết nước bọt.
- Bóng nước: Từ 2 - 10mm màu xám, hình bầu dục.
- Bóng nước vùng mông và gối thường xuất hiện trên nền hồng ban.
- Bóng nước lòng bàn tay, lòng bàn chân có thể lồi lên trên da, sờ có cảm giác cộm hay ẩn dưới da, thường ấn không đau.
- Bệnh có thể biểu hiện không điển hình như: Bóng nước rất ít xen kẽ với những hồng ban, một số trường hợp chỉ biểu hiện hồng ban và không có biểu hiện bóng nước hay chỉ có biểu hiện loét miệng đơn thuần.
- Bệnh tay-chân-miệng lây truyền cao nhất trong tuần đầu của bệnh, bệnh lây trực tiếp từ người sang người.
+ Qua tiếp xúc trực tiếp với phân, dịch tiết mũi họng, dịch tiết của các nốt phỏng nước bị vỡ.
+ Qua tiếp xúc giữa các trẻ với nhau hoặc đồ chơi, bàn ghế, sàn nhà...bị nhiễm virus.
+ Qua đường tiêu hóa do ăn uống phải thực phẩm bị nhiễm mầm bệnh.
4. Biến chứng:
Các biến chứng thường gặp là:
- Viêm màng não, viêm não màng não, liệt mềm cấp, viêm cơ tim, phù phổi cấp.
- Các biến chứng có thể phối hợp với nhau như: viêm não màng não, phù phổi và viêm cơ tim trên cùng một bệnh nhân.
- Các biến chứng này thường gây tử vong cao và diễn biến rất nhanh có thể trong 24 giờ, cần chú ý phát hiện sớm biến chứng viêm não màng não và đưa trẻ đến bệnh viện trong vòng 6 giờ đầu sau khi xuất hiện các biểu hiện của biến chứng để được cấp cứu kịp thời.
5. Điều trị bệnh tay chân miệng:
Hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, việc điều trị bệnh chủ yếu là điều trị triệu chứng, đưa trẻ đến khám bệnh tại các cơ sở y tế. Nếu trẻ được chỉ định chăm sóc tại nhà, cần thực hiện những điều sau đây:
- Vệ sinh răng miệng và thân thể, tránh làm nhiễm trùng các bóng nước.
- Giảm đau, hạ sốt bằng cách lau mình bằng nước ấm, dùng thuốc hạ sốt Paracetamol.
- Nghỉ ngơi hợp lý, hạn chế vận động, tăng cường dinh dưỡng, cho ăn thức ăn lỏng, mềm, uống nhiều nước nhất là nước hoa quả.
- Không cạy vỡ các bóng nước để tránh nhiễm trùng.
- Theo dõi sát để phát hiện các dấu hiệu: Dễ giật mình, hoảng hốt, run chi, gồng tư thế, đi loạng choạng, chới với, co giật, nôn ói nhiều, sốt cao. Khi có các biểu hiện trên cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay.
6. Phòng bệnh:
Hiện nay chưa có vắc-xin phòng bệnh và chưa có thuốc điều trị đặc hiệu nên mọi người cần thực hiện tốt các biện pháp sau:
Để phòng bệnh, việc vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường là vô cùng quan trọng
- Thực hiện vệ sinh cá nhân cho trẻ hàng ngày và vệ sinh đúng cách, nhất là trước và sau khi tiếp xúc với trẻ;
- Đối với trẻ đã mắc bệnh: Cần giặt sạch quần áo, tã lót, khăn mặt của trẻ sau đó ngâm qua với nước sôi hoặc dung dịch cloramin B. Cần tách riêng, không giặt chung quần áo của trẻ bệnh với các trẻ khác;
- Các hộ gia đình, nhà trẻ, trường mẫu giáo cần thường xuyên lau sạch các bề mặt, vật dụng mà bé tiếp xúc hằng ngày, như sàn nhà, tường, đồ chơi, dụng cụ học tập, mặt bàn, ghế, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang bằng xà phòng hoặc những chất tẩy rửa thông thường. Cần tập cho bé thói quen rửa tay thường xuyên và đúng cách bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh;
- Tuyệt đối không được mớm cơm, mớm thức ăn cho trẻ, không dùng tay bốc thức ăn trực tiếp cho trẻ. Dạy trẻ không ăn bốc, không mút tay, không đưa đồ chơi lên miệng để ngậm mút.
- Hạn chế cho trẻ dùng chung khăn ăn, khăn tay, dùng những vật dụng ăn uống như cốc, bát, đĩa, thìa, đồ chơi chưa được vệ sinh và khử khuẩn;
- Nên cho trẻ đi ngoài vào bô, chậu có sẵn chất diệt khuẩn như cloraminB. Phân của bệnh nhân tay chân miệng cần được xử lý tốt, tránh thải trực tiếp ra môi trường xung quanh;
- Nhà vệ sinh của những gia đình có người mắc bệnh tay chân miệng cần thường xuyên vệ sinh sạch sẽ, lau chùi bằng xà phòng và chất sát khuẩn.
- Khi phát hiện các triệu chứng bệnh tay chân miệng ở trẻ em, cần cách ly trẻ để tránh lây lan, đồng thời báo lên thầy cô giáo và nhà trường để cho trẻ tạm nghỉ học trong vài ngày cho đến khi khỏi bệnh.
- Đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế gần nhất khi có những dấu hiệu nghi ngờ để được khám và điều trị kịp thời.
Bùi Liệu - TTYT Đà Bắc

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Tin tức mới

Số: 187/CV-TTYT

Đẩy nhanh tiến độ thực hiện Hồ sơ bệnh án điện tử

Thời gian đăng: 10/10/2019

Cách chặn 5 bệnh hô hấp dễ mắc

Cách chặn 5 bệnh hô hấp dễ mắc

Thời gian đăng: 10/10/2019

Tiếp tục tăng cường công tác lãnh, chỉ đạo phòng,

Tiếp tục tăng cường công tác lãnh, chỉ đạo phòng, chống dịch tả lợn châu Phi

Thời gian đăng: 10/10/2019

Văn bản mới

số 1223/TTYT-KD

Yêu cầu báo giá

Thời gian đăng: 15/08/2024

lượt xem: 87 | lượt tải:28

1771/QĐ-SYT

QĐ phê duyệt DVKT lần 9 của TTYT huyện Đà Bắc

Thời gian đăng: 14/08/2024

lượt xem: 63 | lượt tải:15

1052/TTYT-KD

Yêu cầu báo giá

Thời gian đăng: 07/08/2024

lượt xem: 75 | lượt tải:25

Số 925/TTYT-KD

Yêu cầu báo giá

Thời gian đăng: 11/07/2024

lượt xem: 81 | lượt tải:51

890/TTYT_KD

Yêu cầu báo giá

Thời gian đăng: 09/07/2024

lượt xem: 72 | lượt tải:41

270/QĐ-TTYT

Phân công cán bộ phụ trách an toàn sinh học của TTYT huyện Đà Bắc

Thời gian đăng: 19/06/2024

lượt xem: 99 | lượt tải:27

Số 765/TTYT-KD

Thông báo mời thầu.

Thời gian đăng: 17/06/2024

lượt xem: 230 | lượt tải:38

263/QĐ-TTYT

Phân công cán bộ thực hiện các DVKT chuyên khoa Gây mê hồi sức tại TTYT huyện Đà Bắc

Thời gian đăng: 19/06/2024

lượt xem: 61 | lượt tải:25

745/TTYT-KD

Yêu cầu báo giá máy X-quang

Thời gian đăng: 11/06/2024

lượt xem: 130 | lượt tải:29

Số: 551/TTYT-KD

Yêu cầu báo giá

Thời gian đăng: 02/05/2024

lượt xem: 273 | lượt tải:59
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây