Đau mắt đỏ có xu hướng gia tăng, Bộ Y tế khuyến cáo 5 biện pháp phòng chống

Thứ năm - 28/09/2023 04:57
Ngày 15/9, Cục Y tế dự phòng cho biết theo thông tin về tình hình dịch bệnh truyền nhiễm tại các địa phương, hiện nay tình hình bệnh đau mắt đỏ đang có xu hướng gia tăng

Thống kê sơ bộ của Bệnh viện Mắt TW cho thấy, những tuần gần đây ghi nhận trung bình khoảng 700 trường hợp đau mắt đỏ (còn gọi là viêm kết mạc) đến khám. Trung bình 100 ca khám có khoảng 30 ca đau mắt đỏ. Riêng tuần vừa qua là 800 ca, có một số ca biến chứng do đau mắt đỏ.

 

Bệnh đau mắt đỏ rất dễ mắc, dễ lây lan trong cộng đồng và gây thành dịch

Đau mắt đỏ là tình trạng nhiễm trùng mắt, thường do vi khuẩn hoặc vi rút gây ra hoặc do phản ứng dị ứng, với triệu chứng đặc trưng là đỏ mắt. Bệnh thường khởi phát đột ngột, lúc đầu ở một mắt sau lan sang mắt bên kia. 
Đau mắt đỏ

Đau mắt đỏ hay còn được gọi là bệnh viêm kết mạc

Bệnh đau mắt đỏ rất dễ mắc, dễ lây lan trong cộng đồng và gây thành dịch. Cho đến nay chưa có vaccine phòng bệnh, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và những người bị đau mắt đỏ rồi vẫn có thể bị nhiễm lại chỉ sau vài tháng khỏi bệnh.

Bệnh có thể bắt gặp ở bất kỳ ai từ người lớn đến trẻ nhỏ. Đặc biệt, trong thời gian ngắn đau mắt đỏ có khả năng bùng phát thành ổ dịch bởi rất dễ lây lan từ người này sang người khác thông qua đường tiếp xúc.

Virus gây bệnh đau mắt đỏ có khả năng lây mạnh nhất khi xuất hiện các triệu chứng toàn phát ở thời điểm mắc, từ ngày thứ 5 đến ngày thứ 7, nhưng 3 ngày đầu mới mắc (trong giai đoạn ủ bệnh) và 3 ngày sau khỏi vẫn có khả năng lây, do đó tổng thời gian nguy cơ làm lây lan sang người khác khoảng 2 tuần.

Viêm kết mạc hai mắt là dạng phổ biến nhất của viêm kết mạc do adenovirus gây ra. Bệnh có biểu hiện đột ngột bằng đỏ mắt, ra gỉ mắt nhiều, thường kèm theo đau họng. "Nên chẩn đoán phân biệt với viêm kết mạc do vi khuẩn chlamydia, các chủng virus khác và cả các viêm kết mạc do dị ứng"- TS.BS Hoàng Cương nói.

Dạng viêm nhiễm nặng nhất do adenovirus. Bệnh luôn kèm theo đỏ mắt và có thể có giả mạc. Các biểu hiện khác là hơi sợ sáng, sưng phù kết mạc, xuất huyết nhẹ dưới kết mạc. Sau khi một mắt bị bệnh, mắt còn lại cũng bị bệnh, thường sẽ xảy ra sau 4 - 5 ngày kể từ ngày khởi phát, biểu hiện nhẹ nhàng hơn so với mắt thứ nhất do cơ thể đã bắt đầu có miễn dịch chống lại virus.

Virus rất dễ lây lan và không có phương pháp điều trị đặc hiệu. Sự lây truyền thường xảy ra ở những quần thể nhỏ, có sự tiếp xúc gần giữa các cá nhân.

"Sau thời gian ủ bệnh khoảng 8 ngày, mắt trở nên đỏ, gỉ mắt lẫn với nước kèm theo cảm giác có dị vật trong mắt. Các dấu hiệu khác có thể thấy như sưng đau hạch trước tai, kết mạc sụn mi có hột nổi lên. Hai biểu hiện này gợi ý cao độ bệnh nhân bị viêm kết mạc do adenovirus"- TS.BS Hoàng Cương cho hay.

Thời gian miễn dịch với virus đau mắt đỏ sau mắc bệnh kéo dài trong 2 tháng nên đã mắc bệnh cũng có thể tái mắc trong một vụ dịch.

Các bác sĩ khuyến cáo, khi trẻ đỏ mắt, cần được đưa đi khám, nhất là tại những vùng dịch để không bị nhầm lẫn, vì có nhiều nguyên nhân gây đỏ mắt, không chỉ có viêm kết mạc cấp. Trẻ mắc bệnh nên nghỉ học, vì đến lớp rất dễ nguy cơ lây nhiễm cho các bạn.

Dấu hiệu nặng đối với đau mắt đỏ là: mắt sưng, chảy nước mắt có dịch hồng… Sau dùng thuốc 2, 3 ngày không đỡ, vẫn đỏ sưng thì cần được bác sĩ thăm, khám lại.

5 khuyến cáo cần biết để phòng chống đau mắt đỏ

Để chủ động phòng, chống bệnh đau mắt đỏ, Cục Y tế dự phòng khuyến cáo người dân thực hiện tốt các biện pháp sau:

1. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, sử dụng nước sạch; không đưa tay lên dụi mắt, mũi, miệng; không dùng chung vật dụng cá nhân như: lọ thuốc nhỏ mắt, khăn mặt, kính mắt, khẩu trang…

2. Vệ sinh mắt, mũi, họng hàng ngày bằng nước muối sinh lý, các thuốc nhỏ mắt, nhỏ mũi thông thường.

3. Sử dụng xà phòng hoặc các chất sát khuẩn thông thường sát trùng các đồ dùng, vật dụng của người bệnh.

4. Hạn chế tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi bị bệnh đau mắt đỏ.

5. Người bệnh hoặc người nghi bị đau mắt đỏ cần hạn chế tiếp xúc với người khác và đến cơ sở y tế để được khám, tư vấn, điều trị kịp thời. Không tự ý điều trị khi chưa có hướng dẫn của cán bộ y tế.

Nguồn tin: Suckhoedoisong.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Tin tức mới

Số: 187/CV-TTYT

Đẩy nhanh tiến độ thực hiện Hồ sơ bệnh án điện tử

Thời gian đăng: 10/10/2019

Cách chặn 5 bệnh hô hấp dễ mắc

Cách chặn 5 bệnh hô hấp dễ mắc

Thời gian đăng: 10/10/2019

Tiếp tục tăng cường công tác lãnh, chỉ đạo phòng,

Tiếp tục tăng cường công tác lãnh, chỉ đạo phòng, chống dịch tả lợn châu Phi

Thời gian đăng: 10/10/2019

Văn bản mới

1733/TTYT-KD

YÊU CẦU BÁO GIÁ

Thời gian đăng: 21/11/2024

lượt xem: 12 | lượt tải:5

1705/TTYT-KD

YÊU CẦU BÁO GIÁ

Thời gian đăng: 13/11/2024

lượt xem: 180 | lượt tải:15

1653/BC-TTYT

Báo cáo tự kiểm tra chất lượng bệnh viện 9 tháng đầu năm 2024

Thời gian đăng: 05/11/2024

lượt xem: 32 | lượt tải:26

1643/TTYT-KD

YÊU CẦU BÁO GIÁ

Thời gian đăng: 02/11/2024

lượt xem: 35 | lượt tải:14

1579/TTYT-KD

Yên cầu báo giá

Thời gian đăng: 23/10/2024

lượt xem: 58 | lượt tải:26

1499/TTYT-KD

Đính chính nhóm tiêu chuẩn kỹ thuật

Thời gian đăng: 04/10/2024

lượt xem: 281 | lượt tải:23

3000/SYT-NVY

Công văn đồng ý đăng tải thông tin cơ sở đáp ứng yêu cầu hướng dẫn thực hành

Thời gian đăng: 07/10/2024

lượt xem: 36 | lượt tải:22

1434/TTYT-KD

Yêu cầu báo giá

Thời gian đăng: 26/09/2024

lượt xem: 384 | lượt tải:57

số 1223/TTYT-KD

Yêu cầu báo giá

Thời gian đăng: 15/08/2024

lượt xem: 385 | lượt tải:49

1771/QĐ-SYT

QĐ phê duyệt DVKT lần 9 của TTYT huyện Đà Bắc

Thời gian đăng: 14/08/2024

lượt xem: 128 | lượt tải:39
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây