Tại tỉnh Hòa Bình, theo số liệu thống kê từ đầu năm đến ngày 29/7/2024, đã ghi nhận có 05 ca mắc bệnh ho gà ở các huyện, thành phố (Lạc Thủy: 02 ca; Tân Lạc: 01 ca; Lương Sơn: 01 ca; thành phố Hòa Bình: 01 ca). Nhằm cung cấp kiến thức về phòng bệnh, phát hiện sớm các ca bệnh, đảm bảo an toàn, giảm thiểu tới mức thấp nhất nguy cơ lây nhiễm và bùng phát dịch bệnh sởi, ho gà người dân cần nâng cao các biện pháp phòng chống bệnh như sau:
1. Chủ động tiêm phòng vắc xin là biện pháp bệnh hữu hiệu nhất, nên cho trẻ đi tiêm vắc xin phòng bệnh sởi, ho gà đầy đủ đúng lịch
2. Thường xuyên vệ sinh các nhân, vệ sinh mũi, họng, mắt hàng ngày cho trẻ. Với người lớn trước khi tiếp xúc với trẻ cần vệ sinh bàn tay, thay quần áo. Làm sạch vật dụng cá nhân, đồ chơi, đồ vật nghi bị ô nhiễm chất tiết mũi họng của người mắc bệnh bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường với nước sạch.
3. Lau sàn nhà, nắm đấm cửa, mặt bàn, ghế, khu vệ sinh chung hoặc bề mặt của đồ vật nghi ngờ bị ô nhiễm dịch tiết mũi họng của bệnh nhân bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường từ 1 – 2 lần/ngày. Nơi ở phải được thông thoáng, lưu thông không khí như: mở cửa sổ thường xuyên, có ánh nắng mặt trời chiếu vào, bật quạt để thông thoáng khí
4. Hạn chế tiếp xúc với các trường hợp mắc/nghi mắc bệnh, khi phải tiếp xúc với người bệnh phải đeo khẩu trang y tế và các trang bị phòng hộ cá nhân. Phụ nữ có thai tuyệt đối không tiếp xúc với người mắc bệnh sởi, ho gà.
5. Khi phát hiện các dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh gia đình phải thông báo ngay đến cơ sửo y tế gần nhất để được tư vấn và xử lý kịp thời.
1. Thực hiện nghiêm quy định về kiểm soát nhiễm khuẩn, không để lây nhiễm chéo và xảy ra các ổ dịch sởi, ho gà tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Sẵn sàng các khu vực cách ly điều trị hoặc cách ly tạm thời cho người bệnh nhiễm, người nghi nhiễm sởi, ho gà. Tiến hành điều tra dịch ngay khi có ca bệnh sởi, ho gà đầu tiên.
2. Bảo đảm đầy đủ các phương tiện phòng hộ cá nhân cần thiết cho nhân viên y tế khám, chăm sóc trực tiếp cho các ca nhiễm hoặc nghi nhiễm sởi, ho gà.
3. Tăng cường hoạt động sàng lọc, phát hiện sớm và cách ly kịp thời ca nhiễm hoặc nghi nhiễm sởi, ho gà tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Các trường hợp nhẹ, không có triệu chứng có thể hướng dẫn cách ly, điều trị tại nhà, trạm y tế. Tăng cường kiểm tra, giám sát, hỗ trợ việc tuân thủ các quy định, quy trình về phòng và kiểm soát lây nhiễm sởi, ho gà của nhân viên y tế, người bệnh, người nhà người bệnh.
4. Tăng cường thực hiện các biện pháp truyền thông về phòng ngừa lây nhiễm, cách phát hiện và xử trí khi có người nghi nhiễm sởi, ho gà cho nhân viên y tế, người dân tại cộng đồng và cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Tập huấn về sàng lọc, khám, điều trị, chăm sóc và kiểm soát lây nhiễm sởi, ho gà cho nhân viên y tế để sẵn sàng trong tình huống có dịch trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh./.